Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 3 tháng 12, 2010

Hãy chỉ ra giá trị thực tiễn của những nguyên tắc phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng đối với hoạt động TDTT

Việt Nam trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đang đứng trước ngưỡng cửa hội nhập kinh tế quốc tế. Đảng và Nhà n­ước ta luôn đặc biệt quan tâm chăm sóc sức khỏe nhân dân nhằm phát triển yếu tố con  ngư­ời để phục vụ các nhiệm vụ cách mạng qua từng giai đoạn. Bằng những chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nư­ớc, với sự đi lên của nền kinh tế đất n­ước, nền TDTT Việt Nam đã có đư­ợc bư­ớc phát triển khá trong những năm gần đây.
Thực tiễn ngày nay càng khẳng định tính đúng đắn trong các tác phẩm của mình, C.Mác và Ph.Ăngghen đã xác định Vì thế Ph.Ăngghen đã định nghĩa: “phép biện chứng chẳng qua chỉ là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy”,kế thừa và phát triển những tư tưởng đó, V.I.Lênin đã coi "phép biện chứng là học thuyết toàn diện nhất và sâu sắc nhất về sự phát triển".
Phép biện chứng duy vật là sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng. Nó được xây dựng trên cơ sở một hệ thống những nguyên lý, những phạm trù cơ bản, những quy luật phổ biến phản ánh đúng đắn hiện thực. Trong hệ thống đó, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển là hai nguyên lý khái quát nhất. Chính vì vậy, nó đã khắc phục được những hạn chế của phép biện chứng chất phác thời cổ đại và những thiếu sót của phép biện chứng duy tâm khách quan thời cận đại. Nó đã khái quát đúng đắn những quy luật cơ bản chung nhất của sự vận động và phát triển của thế giới. Phép biện chứng duy vật trở thành một khoa học.
Mọi sự vật hiện tượng đều nằm trong quá trình vận động và phát triển, TDTT cũng không tách rời trong sự vận động và phát triển đó. Song để thực hiện được chúng, mỗi chúng ta cần nắm chắc cơ sở lý luận của chúng – nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển, biết vận dụng chúng một cách sáng tạo trong hoạt động của mình. Đối với tôi – là nghiên cứu viên chuyên ngành về TDTT- lại càng phải nắm các nguyên tắc phương pháp luận đó vào việc thực hiện nhiệm của mình góp phần xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, xã hội ta ngày càng tươi đẹp, và 1 nền TDTT ngày càng phát triển.
Triết học duy vật biện chứng khẳng định rằng, liên hệ là phạm trù triết học dùng để chỉ sự quy định, sự tác động qua lại, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật, của một hiện tượng trong thế giới. Mối liên hệ có tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng, phong phú. Đơn cử trong hoạt động TDTT, khi tuyển chọn VĐV môn điền kinh thì trước tiên người HLV cần phải tìm hiểu về vùng miền tức là tính khách quan, tiếp theo đến vùng miền đó nếu có nhiều yếu tố thích hợp cho sự phát triển môn thể thao điền kinh thì người HLV sẽ tuyển chọn VĐV điền kinh, mà môn điền kinh nó là các hoạt động chạy nhảy rất đỗi tự nhiên của con người để phù hợp cho các hoạt động thường ngày của họ – đó là tính phổ biến- bất kỳ một sự vật, hiện tượng nào; ở bất kỳ không gian nào và ở bất kỳ thời gian nào cũng có mối liên hệ với những sự vật, hiện tượng khác. Mối liên hệ còn có mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bên ngoài, mối liên hệ chủ yếu, mối liên hệ thứ yếu, v.v.. Ngay trong bản thân môn điền kinh cũng có tính đa dạng như chạy, nhảy, ném, đẩy, cũng như vùng miền đó cũng rất đa dạng và phong phú. Nhiều khi là yếu tố tự nhiên (di truyền) tạo cho VĐV có những tố chất nhất định nhưng cũng có khi yếu tố khách quan bên ngoài như địa hình cũng tạo cho VĐV những yếu tố đó. Tùy từng mối liên hệ mà tạo nên cho VĐV đó có thể thích hợp chơi môn chạy hay nhảy… Vì các mối liên hệ là sự tác động qua lại, chuyển hoá, quy định lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng và các mối liên hệ mang tính khách quan, mang tính phổ biến nên trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiến con người phải tôn trọng quan điểm toàn diện. Người HLV phải biết sử dụng đồng bộ các biện pháp, các phương tiện khác nhau trong hoạt động TDTT để tác động vào VĐV đó nhằm đem lại hiệu quả cao nhất.
          Khi người HLV đã tuyển chọn được VĐV ưng ý hội đủ các điều kiện, tiêu chuẩn đáp ứng được các yêu cầu về chuyên môn TDTT cũng như các yếu tố khách quan bên ngoài thì việc tiếp theo là mang VĐV đó về tuyển chọn và huấn luyện phát triển tài năng của VĐV đó. VĐV đó tập luyện sau một thời gian nhất định sẽ có những phát triển nhất định -  đó là nguyên lý của sự phát triển. Sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi dần dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, là quá trình diễn ra theo đường xoáy ốc và hết mỗi chu kỳ sự vật lặp lại dường như sự vật ban đầu nhưng ở cấp độ cao hơn Việc huấn luyện VĐV đó cũng cần phải thực hiện theo việc tôn trọng khách quan như từ dễ đến khó, từ đơn giản tới phức tạp, từ cái chung tới cái riêng, từ nội dung tới hình thức, từ khả năng tới hiện thực, từ nguyên nhân tới kết quả. HLV muốn huấn luyện cho VĐV này đạt tới thành tích quốc gia trước hết cần phải huấn luyện từ những bài tập đơn giản như khởi động, sau đó bài tập tăng dần, phát triển các tố chất chuyên môn, trải qua các kỳ thi, sát hạch, tại sao không thể nhảy qua thành tích này, tại sao không chạy nhanh hơn, HLV phải chỉ ra được những lỗi sai, chưa đạt và giảng  giải cho VĐV đó hiểu bản chất của sự hoạt động đó và từ nội dung là phải chạy hết quãng đường 100m với thời gian ngắn nhất thì hình thức biểu hiện ra bên ngoài là phải tập các bài tập bổ trợ khác như chạy 60m, chạy với vật cản…Tất nhiên rằng khi VĐV đó  chịu khó tập luyện thì VĐV đó sẽ những thành tích cao hơn, từ khả năng của VĐV sau khi tập luyện thì khi thi đấu thành tích VĐV đó  sẽ trở thành hiện thực, kết hợp cả sức mạnh ý chí và sức mạnh cơ bắp đã được tập luyện.
          Vì bất cứ sự vật hiện tượng nào trong thế giới đều tồn tại trong mối liên hệ với các sự vật khác và mối liên hệ rất đa dạng phong phú, do đó khi nhận thức về sự vật, hiện tượng chúng ta phải có quan điểm toàn diện, tránh quan điểm phiến diện chỉ xét sự vật, hiện tượng ở một mối liên hệ đã vội vàng kết luận về bản chất hay về tính quy luật của chúng. Đơn giản như nếu VĐV đó mà thi đấu tốt, HLV cần khen thưởng động viên, còn nếu mà VĐV đó chưa thực sự đạt thành tích tốt trong thi đấu thì cũng cần phải khích lệ, động viên, an ủi, để VĐV thi đấu tốt hơn. Phải biết  sử dụng quy luật phủ định của phủ định, phải biết cho VĐV luôn vươn cao hơn vươn xa hơn những thành tích mà mình đã đạt được hay chưa đạt vươn tới những thành tích mới. Hạn chế tối đa việc sử dụng quan điểm phiến diện làm thui chột ý chí phấn đấu của VĐV.
            Chính vì thế, chúng ta cần phải tăng cường phát huy nỗ lực của bản thân trong việc hiện thực hoá quan điểm phát triển vào nhận thức và cải tạo sự vật nhằm phục vụ nhu cầu, lợi ích của chúng ta và của toàn xã hội . Ngoài ra người HLV cũng cần phải xem xét điều kiện hoàn cảnh lịch sử – cụ thể, môi trường cụ thể trong đó sự vật sinh ra tồn tại và phát triển. Nếu VĐV đó đạt tới 1 thành tích quốc gia, quốc tế nào đó thì cần phải bồi dưỡng về phẩm chất ý chí, tình yêu tổ quốc, vì màu cờ sắc áo để có những chiến công mới, tránh tình trạng “đá phản lưới nhà”. Việc bồi dưỡng những phẩm chất ý chí này là phải thường xuyên, liên tục, từ nội dung tới hình thức…Nguyên lý về sự phát triển cho thấy trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn con người phải tôn trọng quan điểm phát triển.
          Là một nghiên cứu viên hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu về các hoạt động TDTT, bản thân lại càng phải thường xuyên trau dồi kiến thức, phải biết  vận dụng quy luật phủ định của phủ định, không bao giờ bằng lòng với những gì mà mình đã đạt được mà phải biết tìm tòi cái mới, biết tìm ra cái mâu thuẫn trong các hoạt động TDTT,  biết chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại.  Đó là các công việc của những nghiên cứu viên như  chúng tôi, đang trong quá trình học tập, ứng dụng và nghiên cứu những cái mới trong hoạt động TDTT nhằm làm cho 1 nền TDTT của nước nhà ngày càng phát triển, góp phần vào sự phát triển chung của nước nhà.
          Trên đây là toàn bộ ý kiến, suy nghĩ  của bản thân về giá trị thực tiễn của những nguyên tắc phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng đối với hoạt động TDTT và đối với chuyên ngành mình đang công tác. Việc nhận thức về thế giới quan của bản thân về chủ nghĩa duy vật biện chứng còn nhiều hạn chế, mong thầy giáo cho nhận xét.
          Trân trọng cám ơn thầy về những bài giảng thiết thực và bổ ích, chúc thầy và gia đình luôn mạnh khỏe và công tác tốt.
Hà nội, ngày 19/11/2010
Học viên: Doãn Mạnh Cường
Lớp: Cao học 19A2
Đơn vị công tác: Viện Khoa học TDTT

Tôn trọng khách quan xuất phát từ thực tế khách quan phát huy năng động chủ quan” và giá trị của nó trong xây dựng phát triển TDTT nước nhà hiện nay

Tôn trọng khách quan xuất phát từ thực tế khách quan phát huy năng động chủ quan” và giá trị của nó trong xây dựng phát triển TDTT nước nhà hiện nay


Đặt vấn đề
Tôn trọng khách quan là tôn trọng tính khách quan của vật chất, của các quy luật tự nhiên và xã hội. Điều này đòi hỏi trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn con người phải xuất phát từ thực tế khách quan, lấy thực tế khách quan làm căn cứ cho mọi hoạt động của mình. V.I. Lênin đã nhiều lần nhấn mạnh không được lấy ý muốn chủ quan của mình làm chính sách, không được lấy tình cảm làm điểm xuất phát cho chiến lược và sách lược cách mạng. Nếu chỉ xuất phát từ ý muốn chủ quan, nếu lấy ý chí áp đặt cho thực tế, lấy ảo tưởng thay cho hiện thực thì sẽ mắc phải bệnh chủ quan duy ý chí.
- Nếu ý thức có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn thì con người phải phát huy tính năng động chủ quan.
 - Phát huy tính năng động chủ quan tức là phát huy vai trò tích cực của ý thức, vai trò tích cực của nhân tố con người. Bản thân ý thức tự nó không trực tiếp thay đổi được gì trong hiện thực. ý thức muốn tác động trở lại đời sống hiện thực phải bằng lực lượng vật chất, nghĩa là phải được con người thực hiện trong thực tiễn. Điều ấy có nghĩa là sự tác động của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt động của con người được bắt đầu từ khâu nhận thức cho được quy luật khách quan, biết vận dụng đúng đắn quy luật khách quan, phải có ý chí, phải có phương pháp để tổ chức hành động. Vai trò của ý thức là ở chỗ trang bị cho con người những tri thức về bản chất quy luật khách quan của đối tượng, trên cơ sở ấy, con người xác định đúng đắn mục tiêu và đề ra phương hướng hoạt động phù hợp.
Tiếp theo, con người với ý thức của mình xác định các biện pháp để thực hiện tổ chức các hoạt động thực tiễn. Cuối cùng, bằng sự nỗ lực và ý chí mạnh mẽ của mình, con người có thể thực hiện được mục tiêu đề ra. ở đây ý thức, tư tưởng có thể quyết định làm cho con người hoạt động đúng và thành công khi phản ánh đúng đắn, sâu sắc thế giới khách quan, vì đó là cơ sở quan trọng cho việc xác định mục tiêu, phương hướng và biện pháp chính xác. Ngược lại, ý thức, tư tưởng có thể làm cho con người hoạt động sai và thất bại khi con người phản ánh sai thế giới khách quan. Vì vậy, phải phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức, phát huy vai trò nhân tố con người để tác động cải tạo thế giới khách quan; đồng thời phải khắc phục bệnh bảo thủ trì trệ, thái độ tiêu cực, thụ động, ỷ lại, ngồi chờ trong quá trình đổi mới hiện nay.
Toàn bộ các khái niệm, phạm trù, nguyên lý và quy luật của triết học Mác là hệ thống lý luận mở và phát triển, không khép kín, không ngưng đọng và bất biến. Tự khép kín, ngưng đọng, bất biến là siêu hình, tức phản biện chứng.

Vật chất và ý thức
Từ lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và từ kinh nghiệm thành công và thất bại trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đại hội Đảng lần thứ VII đã khẳng định: "Mọi đường lối, chủ trương của Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng quy luật khách quan". Đất nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa, Đảng chủ trương: "huy động ngày càng cao mọi nguồn lực cả trong và ngoài nước, đặc biệt là nguồn lực của dân vào công cuộc phát triển đất nước", muốn vậy phải "nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, thực hiện "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh"
Những thành tựu của khoa học tự nhiên đã giúp cho chủ nghĩa duy vật biện chứng có cơ sở khẳng định rằng các sự vật, hiện tượng đều có cùng bản chất vật chất, thế giới thống nhất ở tính vật chất. Xã hội loài người là cấp độ cao nhất của cấu tạo vật chất, là cấp độ đặc biệt của tổ chức vật chất. Là một bộ phận của thế giới vật chất, có nền tảng tự nhiên có kết cấu và quy luật vận động khách quan không phụ thuộc vào ý thức con người. Vật chất dưới dạng xã hội là kết quả hoạt động của con người. Ví dụ như vật chất trong môn thể thao bóng đá là sân bãi, là bóng, là lưới, là cầu môn, tất cả các vật dụng đó được cấu tạo từ những vật dụng riêng để cấu tạo thành 1 vật chất cụ thể mang tính riêng biệt của nó. Nhưng để có những vật chất cấu thành một môn thể thao bóng đá đó thì phải trải qua rất nhiều hoạt động của con người từ thời khai sinh ra môn bóng đá cho tới bóng đá hiện đại như ngày nay, đó là kết quả hoạt động của con người.
          Như vậy, bản chất của thế giới là vật chất; thế giới thống nhất ở tính vật chất. Thế giới vật chất có nguyên nhân tự nó, vĩnh hằng và vô tận với vô số những biểu hiện muôn hình muôn vẻ. Trước tiên chúng ta cần làm rõ khái niệm vật chất là gì? Kế thừa tư tưởng của C. Mác và Ph. ăngghen; tổng kết những thành tựu khoa học tự nhiên cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX và từ nhu cầu của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm, V.I. Lênin đã định nghĩa:
           "Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác". Ở định nghĩa này, V.I.Lênin phân biệt hai vấn đề quan trọng:
          Trước hết là phân biệt vật chất với tư cách là phạm trù triết học với các quan niệm của khoa học tự nhiên về cấu tạo và những thuộc tính cụ thể của các đối tượng các dạng vật chất khác nhau. Vật chất với tư cách là phạm trù triết học dùng chỉ vật chất nói chung, vô hạn, vô tận, không sinh ra, không mất đi; còn các đối tượng, các dạng vật chất khoa học cụ thể nghiên cứu đều có giới hạn, có sinh ra và mất đi để chuyển hóa thành cái khác. Vì vậy, không thể quy vật chất nói chung về vật thể, không thể đồng nhất vật chất nói chung với những dạng cụ thể của vật chất như các nhà duy vật trong lịch sử cổ đại, cận đại đã làm.
          Thứ hai là trong nhận thức luận, đặc trưng quan trọng nhất để nhận biết vật chất chính là thuộc tính khách quan. Khách quan, theo V.I.Lênin là "cái đang tồn tại độc lập với loài người và với cảm giác của con người". Trong đời sống xã hội, vật chất "theo ý nghĩa là tồn tại xã hội không phụ thuộc vào ý thức xã hội của con người". Về mặt nhận thức luận thì khái niệm vật chất không có nghĩa gì khác hơn: "thực tại khách quan tồn tại độc lập với ý thức con người và được ý thức con người phản ánh". Như vậy, định nghĩa vật chất của V.I.Lênin bao gồm những nội dung cơ bản sau:
- Vật chất là cái tồn tại khách quan bên ngoài ý thức và không phụ thuộc vào ý thức, bất kể sự tồn tại ấy con người đã nhận thức được hay chưa nhận thức được. Ví dụ hố cát nhẩy xa, đó là dạng vật chất nó tồn tại khách quan bên ngoài ý thức của con người và không phụ thuộc vào ý thức, nó tồn tại và phát triển thành hố cát như ngày nay nhưng không hẳn ai cũng biết đó là hố cát dùng để nhẩy vì nhận thức của mỗi người mỗi khác, có người đã từng nhẩy nhưng cũng có người chưa biết đến hố nhẩy có cát là gì. Vì vậy nó tồn tại không phụ thuộc vào ý thức của con người, bất kể con người đã nhận thức được hay chưa.
- Vật chất là cái gây nên cảm giác ở con người khi gián tiếp hoặc trực tiếp tác động lên giác quan của con người. Ví dụ trong hoạt động TDTT thì được biểu hiện ở môn cử tạ: Khi VĐV nâng tạ thì sức nặng vật chất là quả tạ được cấu tạo từ sắt hoặc bất cứ vật chất gì gây nên sức nặng của quả tạ và VĐV nâng tạ lên thì sức nặng đó sẽ đè lên cơ thể của VĐV đó.
- Cảm giác, tư duy, ý thức chỉ là sự phản ánh của vật chất. Cũng theo ví dụ trên, cảm giác, tư duy ý thức của VĐV đó được phản ánh thông qua vật chất là quả tạ đang được VĐV nhấc lên. Nó nặng, nó đè nó làm cho VĐV phải căng hết sức mình gánh gồng nó, ý thức của não bộ VĐV phải tập trung điều khiển các cơ tập trung gánh gồng sức nặng của quả tạ nói trên.
Với những nội dung cơ bản như trên định nghĩa vật chất của Lênin có nhiều ý nghĩa to lớn.
- Khi khẳng định vật chất là "thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác", "tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác", Lênin đã thừa nhận rằng, trong nhận thức luận, vật chất là tính thứ nhất, là nguồn gốc khách quan của cảm giác, ý thức. Và khi khẳng định vật chất là cái "được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh", Lênin muốn nhấn mạnh rằng bằng những phương thức nhận thức khác nhau (chép lại, chụp lại, phản ánh...) con người có thể nhận thức được thế giới vật chất. Như vậy, định nghĩa vật chất của Lênin đã bác bỏ quan điểm của chủ nghĩa duy tâm, bác bỏ thuyết không thể biết, đã khắc phục được những hạn chế trong các quan điểm của chủ nghĩa duy vật trước Mác về vật chất. Đồng thời, định nghĩa vật chất của Lênin còn có ý nghĩa định hướng đối với khoa học cụ thể trong việc tìm kiếm các dạng hoặc các hình thức mới của vật thể trong thế giới.
- Khi nhận thức các hiện tượng thuộc đời sống xã hội, định nghĩa vật chất của Lênin đã cho phép xác định cái gì là vật chất trong lĩnh vực xã hội. Từ đó giúp các nhà khoa học có cơ sở lý luận để giải thích những nguyên nhân cuối cùng của các biến cố xã hội, những nguyên nhân thuộc về sự vận động của phương thức sản xuất; trên cơ sở ấy, người ta có thể tìm ra các phương án tối ưu để hoạt động thúc đẩy xã hội phát triển.
Hoạt động TDTT cần phải tôn trọng khách quan xuất phát
từ thực tế khách quan phát huy năng động chủ quan
Mọi chủ trương, đường lối của Đảng phải xuất phát từ thực tế khách quan, nguyên tắc này đòi hỏi chúng ta khi nhận thức và hành động phải xuất phát từ ý muốn chủ quan của mình làm cơ sở định ra chính sách, không lấy ý chí để áp đặt thực tế. Nắm vững nguyên tắc khách quan đòi hỏi phải tôn trọng sự thật, tránh thái độ nóng vội, định kiến không trung thực và chủ quan duy ý chí đồng thời phải tôn trọng quy luật khách quan và hành động theo quy luật khách quan. Thực tế khách quan ở đây là đất nước Việt Nam là một đất nước nằm ở khu vực địa lý giáp ranh với nhiều nước và điều kiện khí hậu cận nhiệt đới, cho nên con người Việt Nam thấp bé hơn các nước trong khu vực. Do vậy, nhận thức được tính cấp thiết của việc tập luyện TDTT nâng cao thể lực và tầm vóc con người Việt nam Đảng ta luôn coi trọng việc rèn luyện thân thể của nhân dân và phát triển các môn thể thao dân tộc đồng thời tiếp cận hòa nhập các môn thể thao hiện đại.
Vì vậy, con người hoạt động trong lĩnh vực TDTT cũng cần phải tôn trọng khách quan, đồng thời phát huy tính năng động chủ quan của mình. Tôn trọng khách quan là tôn trọng tính khách quan của vật chất, của các quy luật tự nhiên và xã hội. Điều này đòi hỏi trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn con người phải xuất phát từ thực tế khách quan, lấy thực tế khách quan làm căn cứ cho mọi hoạt động của mình. Lênin đã nhiều lần nhấn mạnh không được lấy ý muốn chủ quan của mình làm chính sách, không được lấy tình cảm làm điểm xuất phát cho chiến lược và sách lược cách mạng. Nếu chỉ xuất phát từ ý muốn chủ quan, nếu lấy ý chí áp đặt cho thực tế, lấy ảo tưởng thay cho hiện thực thì sẽ mắc phải bệnh chủ quan duy ý chí. Trong TDTT, tại thế vận hội Bắc Kinh 2008 thì VĐV Hoàng Anh Tuấn ở môn cử tạ đã đem về tấm huy chương bạc cho thể thao Việt Nam, điều đó thể hiện cái gì? Trước hết phải quay lại lịch sử tập luyện của VĐV này, các HLV đã đưa ra các bài tập khoa học, 1 chế độ ăn uống nghỉ ngơi và tập luyện hợp lý và đấu pháp thi đấu khôn ngoan, vào thi đấu VĐV này tôn trọng các đấu thủ vì các VĐV khác cũng rất mạnh tức là tôn trọng khách quan, VĐV này dù muốn hay không thì thực tế khách quan vẫn có các VĐV khác đến tham dự môn cử tạ. Nhưng VĐV này đã biết phát huy tính năng động chủ quan, đó là sức mạnh của ý chí, của tình yêu với đất nước Việt Nam, tôn trọng các đấu thủ khác vì chưa biết sức mình sức người. Đấu pháp thi đấu khôn ngoan (tức là tôn trọng các quy luật tự nhiên và xã hội – bài thi của VĐV này đi từ hạng cân nhẹ tới nặng dần) đã đem lại cho VĐV này tấm huy chương bạc cho thể thao Việt Nam.
Thế nhưng chỉ sau 1 năm cũng chính VĐV này vì những ánh hào quang của 1 năm trước mà xuất phát từ ý muốn chủ quan, lấy ý chí áp đặt cho thực tế, lấy ảo tưởng thay cho hiện thực VĐV này đã phải trả giá đắt cho bài học chủ quan duy ý chí của mình. VĐV này đã thất bại ở cả 3 lần nâng tạ khi không thể nâng tạ ở 1 mức tạ khởi điểm cao hơn mức mà ban huấn luyện đề ra. Thế rồi không tôn trọng các quy luật khách quan, không xuất phát từ thực tế khách quan, không phát huy tính năng động chủ quan của bản thân dẫn tới việc bản thân ngày càng sa sút, không nhận thức của quy luật phủ định của phủ định, để rồi đến ASIAD 16 VĐV này đã bị dính Doping, việc dính doping đó có thể do nhiều nguyên nhân, cái đó chúng ta còn phải chờ kết quả của những người làm công tác chuyên môn, nhưng đó là bài học cho VĐV đó nói riêng và cho những người làm công tác TDTT nói chung, không được mắc phải những việc sai lầm đáng tiếc như vậy. Phải biết tôn trọng khách quan, xuất phát từ thực tế khách quan, phát huy tính năng động chủ quan.
Hai nhà xã hội thể thao người Mỹ –Spreitzer và Snyder đã định nghĩa thể thao thể hiện đặc trưng chủ yếu sau: “ Thể thao hoạt động theo sự quy định của những luật lệ xác định chặt chẽ ,đồng thời phải có sự tranh đua và được đặc trưng bằng sự vận động thể lực” Trước hết cần phải nói rằng TDTT là sản phẩm của ý thức, hoạt động của TDTT sinh ra là để phục vụ sinh hoạt của con người, trong từng hoạt động TDTT cụ thể thì nó có những dạng vật chất cụ thể và nó phản ánh vào ý thức của con người, và TDTT nó là một bộ phận không thể tách rời trong đời sống xã hội, nó tồn tại và phát triển từ khi có hoạt động của con người. Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định trong mối quan hệ giữa vật chất và ý thức thì: Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức, quyết định ý thức, song ý thức có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người.
Hoạt động TDTT cũng nằm trong khuôn khổ của khái niệm này, ví dụ 1 hoạt động chạy nhảy của con người để vượt qua các chướng ngại vật trên đường chạy thì vật chất thể hiện ở đây là các chướng ngại vật bằng đá, bằng cây, bằng gỗ.. chúng được cấu tạo từ các vật chất khác nhau để tạo thành 1 chất riêng biệt đặc trưng của chất đó. Vậy để vượt qua các chướng ngại vật đó con người phải làm sao, từ đó ý thức của con người dần xuất hiện, phải nhẩy cao,nhẩy xa, bật mạnh để vượt qua các chướng ngại vật đó. Rồi hôm nay không vượt qua được, bản thân sẽ tự hỏi tại sao người này qua được mà người kia lại không qua được, qua quan sát thực tế rồi về lại suy nghĩ và hành động họ tập luyện để họ có thể vượt qua các chướng ngại vật đó một cách nhanh nhất và ít công sức nhất. Đó là biểu hiện của ý thức tác động lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người đó là tập luyện để vượt qua các vật cản.
Phát huy tính năng động chủ quan tức là phát huy vai trò tích cực của ý thức, vai trò tích cực của nhân tố con người. Bản thân ý thức tự nó không trực tiếp thay đổi được gì trong hiện thực. ý thức muốn tác động trở lại đời sống hiện thực phải bằng lực lượng vật chất, nghĩa là phải được con người thực hiện trong thực tiễn. Điều ấy có nghĩa là sự tác động của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt động của con người được bắt đầu từ khâu nhận thức cho được quy luật khách quan, biết vận dụng đúng đắn quy luật khách quan, phải có ý chí, phải có phương pháp để tổ chức hành động. Vai trò của ý thức là ở chỗ trang bị cho con người những tri thức về bản chất quy luật khách quan của đối tượng, trên cơ sở ấy, con người xác định đúng đắn mục tiêu và đề ra phương hướng hoạt động phù hợp. Tiếp theo, con người với ý thức của mình xác định các biện pháp để thực hiện tổ chức các hoạt động thực tiễn. Cuối cùng, bằng sự nỗ lực và ý chí mạnh mẽ của mình, con người có thể thực hiện được mục tiêu đề ra. Ở đây ý thức, tư tưởng có thể quyết định làm cho con người hoạt động đúng và thành công khi phản ánh đúng đắn, sâu sắc thế giới khách quan, vì đó là cơ sở quan trọng cho việc xác định mục tiêu, phương hướng và biện pháp chính xác. Asiad 16 tại Bắc Kinh đã đi vào hổi kết vậy mà thể thao Việt Nam vẫn chưa có huy chương vàng nào, HCV ở đây nó là 1 dạng vật chất cụ thể, lúc này đây các VĐV cần phải phát huy tính năng động chủ quan của mình. Vậy phát huy cái gì? Phát huy toàn bộ các tố chất có trong mỗi VĐV, phát huy tình cảm của mình với quê hương đất nước, tất cả vì màu cờ sắc áo của tổ quốc, nhưng chỉ ngồi mà phát huy thì không thể giải quyết được gì, phải bằng hành động cụ thể. Và người đã hành động bằng những việc làm cụ thể đó là VĐV Bích Phương ở nội dung Karatedo, VĐV này đã biết vận dụng được các quy luật khách quan, có phương pháp, có chiến thuật, có ý chí có tri thức về bản chát của đối tượng mà mình thi đấu để giành thành tích cao nhất trong thể thao đó là HCV.
Ngược lại, ý thức, tư tưởng có thể làm cho con người hoạt động sai và thất bại khi con người phản ánh sai thế giới khách quan. Câu chuyện mà trong làng thể thao ai cũng biết đó là VĐV Văn Quyến ở đội tuyển bóng đá Việt Nam, khi thi đấu cho tổ quốc vì đã có ý thức tư tưởng không đúng,nhận thức thế giới quan lệch lạc mà đã dẫn tới việc bán độ trên sân cỏ, làm cho đội tuyển thua. Nhưng cũng vì trường hợp này mà các nhà lãnh đạo quản lý cũng phải rút ra bài học kinh nghiệm, xương máu cho nền TDTT nước nhà và cũng phải có chế độ đãi ngộ xứng đáng cho các VĐV, bởi vì ý thức và vật chất là 2 phạm trù triết học nhưng chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau, tác động lẫn nhau. Vì vậy, phải phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức, phát huy vai trò nhân tố con người để tác động cải tạo thế giới khách quan; đồng thời phải khắc phục bệnh bảo thủ trì trệ, thái độ tiêu cực, thụ động, ỷ lại, ngồi chờ trong quá trình đổi mới hiện nay.
Vì hiện thực là cái đang tồn tại thực sự, còn khả năng là cái hiện chưa có, nên trong hoạt động TDTT cần dựa vào hiện thực để định ra chủ trương, phương hướng hành động của mình; nếu chỉ dựa vào cái còn ở dạng khả năng thì sẽ dễ rơi vào ảo tưởng. Do đó, tuy không dựa vào khả năng nhưng chúng ta cũng phải tính đến các khả năng để việc đề ra chủ trương, kế hoạch hành động sát hợp hơn. Khi tính đến khả năng phải phân biệt được các loại khả năng gần, khả năng xa, khả năng tất nhiên và ngẫu nhiên... Từ đó mới tạo được các điều kiện thích hợp để biến khả năng thành hiện thực, thúc đẩy sự vật phát triển. Trong hoạt động và thi đấu TDTT việc biết lựa sức mình và phân phối sức hợp lý sẽ tất yếu giành được kết quả cao trong thi đấu.
Vì vậy trong TDTT chúng ta phải chú ý đến việc phát huy nguồn lực con người, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc phát huy tính năng động sáng tạo của mỗi con người để biến khả năng thành hiện thực thúc đẩy nền TDTT nước nhà phát triển. Trên ý nghĩa đó, Đảng ta chủ trương lấy việc phát huy nguồn lực con người làm nhân tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước. Tuy nhiên cũng cần tránh hai thái cực sai lầm, một là: tuyệt đối hóa vai trò nhân tố chủ quan; hai là: hạ thấp vai trò nhân tố chủ quan trong việc biến khả năng thành hiện thực.
Bản thân là một nghiên cứu viên trong lĩnh vực nghiên cứu về TDTT, tôi luôn học hỏi, phát huy tính năng động chủ quan của bản thân, biến những suy nghĩ của bản thân thành hiện thực thông qua việc nghiên cứu các đề tài về TDTT, từ nghiên cứu lý luận, sách vở đến áp dụng những nghiên cứu đó vào thực tiễn và đánh giá những kết quả,góp 1 sức nhỏ vào phát triển nền TDTT nước nhà.