Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 3 tháng 12, 2010

Hãy chỉ ra giá trị thực tiễn của những nguyên tắc phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng đối với hoạt động TDTT

Việt Nam trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đang đứng trước ngưỡng cửa hội nhập kinh tế quốc tế. Đảng và Nhà n­ước ta luôn đặc biệt quan tâm chăm sóc sức khỏe nhân dân nhằm phát triển yếu tố con  ngư­ời để phục vụ các nhiệm vụ cách mạng qua từng giai đoạn. Bằng những chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nư­ớc, với sự đi lên của nền kinh tế đất n­ước, nền TDTT Việt Nam đã có đư­ợc bư­ớc phát triển khá trong những năm gần đây.
Thực tiễn ngày nay càng khẳng định tính đúng đắn trong các tác phẩm của mình, C.Mác và Ph.Ăngghen đã xác định Vì thế Ph.Ăngghen đã định nghĩa: “phép biện chứng chẳng qua chỉ là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy”,kế thừa và phát triển những tư tưởng đó, V.I.Lênin đã coi "phép biện chứng là học thuyết toàn diện nhất và sâu sắc nhất về sự phát triển".
Phép biện chứng duy vật là sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng. Nó được xây dựng trên cơ sở một hệ thống những nguyên lý, những phạm trù cơ bản, những quy luật phổ biến phản ánh đúng đắn hiện thực. Trong hệ thống đó, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển là hai nguyên lý khái quát nhất. Chính vì vậy, nó đã khắc phục được những hạn chế của phép biện chứng chất phác thời cổ đại và những thiếu sót của phép biện chứng duy tâm khách quan thời cận đại. Nó đã khái quát đúng đắn những quy luật cơ bản chung nhất của sự vận động và phát triển của thế giới. Phép biện chứng duy vật trở thành một khoa học.
Mọi sự vật hiện tượng đều nằm trong quá trình vận động và phát triển, TDTT cũng không tách rời trong sự vận động và phát triển đó. Song để thực hiện được chúng, mỗi chúng ta cần nắm chắc cơ sở lý luận của chúng – nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển, biết vận dụng chúng một cách sáng tạo trong hoạt động của mình. Đối với tôi – là nghiên cứu viên chuyên ngành về TDTT- lại càng phải nắm các nguyên tắc phương pháp luận đó vào việc thực hiện nhiệm của mình góp phần xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, xã hội ta ngày càng tươi đẹp, và 1 nền TDTT ngày càng phát triển.
Triết học duy vật biện chứng khẳng định rằng, liên hệ là phạm trù triết học dùng để chỉ sự quy định, sự tác động qua lại, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật, của một hiện tượng trong thế giới. Mối liên hệ có tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng, phong phú. Đơn cử trong hoạt động TDTT, khi tuyển chọn VĐV môn điền kinh thì trước tiên người HLV cần phải tìm hiểu về vùng miền tức là tính khách quan, tiếp theo đến vùng miền đó nếu có nhiều yếu tố thích hợp cho sự phát triển môn thể thao điền kinh thì người HLV sẽ tuyển chọn VĐV điền kinh, mà môn điền kinh nó là các hoạt động chạy nhảy rất đỗi tự nhiên của con người để phù hợp cho các hoạt động thường ngày của họ – đó là tính phổ biến- bất kỳ một sự vật, hiện tượng nào; ở bất kỳ không gian nào và ở bất kỳ thời gian nào cũng có mối liên hệ với những sự vật, hiện tượng khác. Mối liên hệ còn có mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bên ngoài, mối liên hệ chủ yếu, mối liên hệ thứ yếu, v.v.. Ngay trong bản thân môn điền kinh cũng có tính đa dạng như chạy, nhảy, ném, đẩy, cũng như vùng miền đó cũng rất đa dạng và phong phú. Nhiều khi là yếu tố tự nhiên (di truyền) tạo cho VĐV có những tố chất nhất định nhưng cũng có khi yếu tố khách quan bên ngoài như địa hình cũng tạo cho VĐV những yếu tố đó. Tùy từng mối liên hệ mà tạo nên cho VĐV đó có thể thích hợp chơi môn chạy hay nhảy… Vì các mối liên hệ là sự tác động qua lại, chuyển hoá, quy định lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng và các mối liên hệ mang tính khách quan, mang tính phổ biến nên trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiến con người phải tôn trọng quan điểm toàn diện. Người HLV phải biết sử dụng đồng bộ các biện pháp, các phương tiện khác nhau trong hoạt động TDTT để tác động vào VĐV đó nhằm đem lại hiệu quả cao nhất.
          Khi người HLV đã tuyển chọn được VĐV ưng ý hội đủ các điều kiện, tiêu chuẩn đáp ứng được các yêu cầu về chuyên môn TDTT cũng như các yếu tố khách quan bên ngoài thì việc tiếp theo là mang VĐV đó về tuyển chọn và huấn luyện phát triển tài năng của VĐV đó. VĐV đó tập luyện sau một thời gian nhất định sẽ có những phát triển nhất định -  đó là nguyên lý của sự phát triển. Sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi dần dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, là quá trình diễn ra theo đường xoáy ốc và hết mỗi chu kỳ sự vật lặp lại dường như sự vật ban đầu nhưng ở cấp độ cao hơn Việc huấn luyện VĐV đó cũng cần phải thực hiện theo việc tôn trọng khách quan như từ dễ đến khó, từ đơn giản tới phức tạp, từ cái chung tới cái riêng, từ nội dung tới hình thức, từ khả năng tới hiện thực, từ nguyên nhân tới kết quả. HLV muốn huấn luyện cho VĐV này đạt tới thành tích quốc gia trước hết cần phải huấn luyện từ những bài tập đơn giản như khởi động, sau đó bài tập tăng dần, phát triển các tố chất chuyên môn, trải qua các kỳ thi, sát hạch, tại sao không thể nhảy qua thành tích này, tại sao không chạy nhanh hơn, HLV phải chỉ ra được những lỗi sai, chưa đạt và giảng  giải cho VĐV đó hiểu bản chất của sự hoạt động đó và từ nội dung là phải chạy hết quãng đường 100m với thời gian ngắn nhất thì hình thức biểu hiện ra bên ngoài là phải tập các bài tập bổ trợ khác như chạy 60m, chạy với vật cản…Tất nhiên rằng khi VĐV đó  chịu khó tập luyện thì VĐV đó sẽ những thành tích cao hơn, từ khả năng của VĐV sau khi tập luyện thì khi thi đấu thành tích VĐV đó  sẽ trở thành hiện thực, kết hợp cả sức mạnh ý chí và sức mạnh cơ bắp đã được tập luyện.
          Vì bất cứ sự vật hiện tượng nào trong thế giới đều tồn tại trong mối liên hệ với các sự vật khác và mối liên hệ rất đa dạng phong phú, do đó khi nhận thức về sự vật, hiện tượng chúng ta phải có quan điểm toàn diện, tránh quan điểm phiến diện chỉ xét sự vật, hiện tượng ở một mối liên hệ đã vội vàng kết luận về bản chất hay về tính quy luật của chúng. Đơn giản như nếu VĐV đó mà thi đấu tốt, HLV cần khen thưởng động viên, còn nếu mà VĐV đó chưa thực sự đạt thành tích tốt trong thi đấu thì cũng cần phải khích lệ, động viên, an ủi, để VĐV thi đấu tốt hơn. Phải biết  sử dụng quy luật phủ định của phủ định, phải biết cho VĐV luôn vươn cao hơn vươn xa hơn những thành tích mà mình đã đạt được hay chưa đạt vươn tới những thành tích mới. Hạn chế tối đa việc sử dụng quan điểm phiến diện làm thui chột ý chí phấn đấu của VĐV.
            Chính vì thế, chúng ta cần phải tăng cường phát huy nỗ lực của bản thân trong việc hiện thực hoá quan điểm phát triển vào nhận thức và cải tạo sự vật nhằm phục vụ nhu cầu, lợi ích của chúng ta và của toàn xã hội . Ngoài ra người HLV cũng cần phải xem xét điều kiện hoàn cảnh lịch sử – cụ thể, môi trường cụ thể trong đó sự vật sinh ra tồn tại và phát triển. Nếu VĐV đó đạt tới 1 thành tích quốc gia, quốc tế nào đó thì cần phải bồi dưỡng về phẩm chất ý chí, tình yêu tổ quốc, vì màu cờ sắc áo để có những chiến công mới, tránh tình trạng “đá phản lưới nhà”. Việc bồi dưỡng những phẩm chất ý chí này là phải thường xuyên, liên tục, từ nội dung tới hình thức…Nguyên lý về sự phát triển cho thấy trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn con người phải tôn trọng quan điểm phát triển.
          Là một nghiên cứu viên hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu về các hoạt động TDTT, bản thân lại càng phải thường xuyên trau dồi kiến thức, phải biết  vận dụng quy luật phủ định của phủ định, không bao giờ bằng lòng với những gì mà mình đã đạt được mà phải biết tìm tòi cái mới, biết tìm ra cái mâu thuẫn trong các hoạt động TDTT,  biết chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại.  Đó là các công việc của những nghiên cứu viên như  chúng tôi, đang trong quá trình học tập, ứng dụng và nghiên cứu những cái mới trong hoạt động TDTT nhằm làm cho 1 nền TDTT của nước nhà ngày càng phát triển, góp phần vào sự phát triển chung của nước nhà.
          Trên đây là toàn bộ ý kiến, suy nghĩ  của bản thân về giá trị thực tiễn của những nguyên tắc phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng đối với hoạt động TDTT và đối với chuyên ngành mình đang công tác. Việc nhận thức về thế giới quan của bản thân về chủ nghĩa duy vật biện chứng còn nhiều hạn chế, mong thầy giáo cho nhận xét.
          Trân trọng cám ơn thầy về những bài giảng thiết thực và bổ ích, chúc thầy và gia đình luôn mạnh khỏe và công tác tốt.
Hà nội, ngày 19/11/2010
Học viên: Doãn Mạnh Cường
Lớp: Cao học 19A2
Đơn vị công tác: Viện Khoa học TDTT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét